Nhận định West Brom vs Liverpool (22 giờ 30 ngày 16.5): ‘Đoàn quân đỏ’ phải thắng bằng mọi giá
Sáng 30.12, tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.327 đồng, tăng 5 đồng so với cuối tuần qua. Tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, giá USD được mua vào vẫn không đổi ở mức 23.400 đồng và bán ra 25.450 đồng. Tương tự, giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng đồng loạt tăng. Cụ thể, Vietcombank mua USD chuyển khoản 25.243 đồng, bán ra 25.543 đồng, tăng 5 đồng; Eximbank mua chuyển khoản 25.260 đồng và bán ra 25.543 đồng, tăng 20 đồng ở chiều mua vào và tăng 5 đồng ở chiều bán ra…Ngược lại, giá USD tự do quay đầu giảm 10 đồng so với hôm qua, xuống còn mua vào 25.750 đồng và bán ra 25.850 đồng. Giá USD thế giới đi ngang sáng đầu tuần. Chỉ số USD-Index hiện đạt 107,78 điểm, không thay đổi so với hôm qua. Đồng bạc xanh vẫn duy trì sức mạnh sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự báo sẽ ít giảm lãi suất trong năm mới. Hơn nữa, dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ vừa công bố cho thấy số người tiếp tục nhận trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước đã tăng 46.000 lên 1,91 triệu người, mức cao nhất kể từ tháng 11.2021. Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm 1.000 xuống 219.000. Một số chuyên gia cho rằng, những người đã mất việc đang gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tìm kiếm một công việc mới. Do vậy, họ phải tiếp tục nhận trợ cấp trong thời gian dài hơn, làm tăng số lượng người nhận trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, số liệu này càng củng cố quan điểm của Fed về việc sẽ chậm giảm lãi suất.Bên cạnh đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản được dự đoán sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất. Cả hai biện pháp này đều không có lợi cho đồng tiền của họ, giúp làm tăng dự đoán về sức mạnh của đồng USD...Kỳ 10: Bác sĩ Phan Văn Thái: Người không từ chối những ca ‘9 chết 1 sống’
Bộ Tư pháp mới đây công bố báo cáo nghiên cứu của nhóm chuyên gia độc lập do bộ này tuyển chọn, về kinh nghiệm pháp luật quốc tế trong xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng.Kết quả nghiên cứu cho thấy việc điều tra tội rửa tiền thời gian qua được đẩy mạnh. Các vụ án tăng lên cả về số lượng và chất lượng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án các cấp.Nhóm nghiên cứu dẫn chứng vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) là điển hình, nổi cộm về hành vi rửa tiền. Bà Trương Mỹ Lan - chủ tịch tập đoàn này - cùng đồng phạm đã rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, do đó bị kết án từ 2 - 12 năm tù.Theo nhóm nghiên cứu, quy định pháp luật của Việt Nam về cơ bản phù hợp và tương thích với chuẩn mực quốc tế trong phòng, chống tham nhũng và rửa tiền. Tuy vậy, một số vấn đề vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để mang lại hiệu quả cao hơn.Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 2 tội danh liên quan đến hành vi rửa tiền, gồm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (điều 323) và tội rửa tiền (điều 324).Nhóm nghiên cứu cho rằng, chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có về bản chất là một trong những quy trình nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản do phạm tội mà có. Đây có thể coi là một dạng thức của hành vi rửa tiền theo chuẩn mực quốc tế.Do đó, việc quy định hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một tội danh độc lập với tội rửa tiền sẽ dẫn tới cách hiểu hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có được từ việc phạm tội không phải là hành vi rửa tiền.Nhóm nghiên cứu kiến nghị hợp nhất 2 tội danh nêu trên thành một tội danh về rửa tiền để đảm bảo phản ánh đúng bản chất, tính chất của hành vi phạm tội cũng như sự thống nhất về chế tài xử lý.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, ngày càng có nhiều người tham gia vào các hoạt động mua bán tiền, tài sản mã hóa (hay còn gọi là tiền ảo, tài sản ảo), nhưng đến nay Việt Nam chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý, xử lý đối với lĩnh vực này.Những thiếu hụt pháp lý có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo", tài sản ảo, bao gồm công tác phòng, chống lạm dụng tiền ảo, tài sản ảo để rửa tiền.Trước sự phức tạp của các hoạt động liên quan tiền ảo, tài sản ảo, lực lượng chức năng Việt Nam đã và đang vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để thực hiện công tác phòng ngừa lạm dụng tiền, tài sản mã hóa thực hiện hoạt động rửa tiền.Dù vậy, để có cơ sở pháp lý chặt chẽ, nhóm nghiên cứu nhận định việc xây dựng một hành lang pháp lý về quản lý, kiểm soát các hoạt động liên quan đến tiền, tài sản mã hóa ở thời điểm hiện nay là hết sức quan trọng và cấp thiết.Đồng tình với kiến nghị trên, luật sư Nguyễn Thị Thúy, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích rằng, tiền ảo không được công nhận là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc đầu tư mua bán tiền ảo thì chưa có quy định nào điều chỉnh hoặc ngăn cấm. Điều này dẫn tới nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi rửa tiền bằng cách giao dịch tiền ảo.Để khắc phục bất cập, luật sư Thúy đề xuất hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý các giao dịch tiền ảo tại Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát đối với các giao dịch liên quan tới tiền ảo xuyên biên giới.Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cho hay, các văn kiện quốc tế đều yêu cầu các quốc gia thành viên quy định trách nhiệm pháp lý đối với mọi pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.Tại Việt Nam, bộ luật Hình sự đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nhưng chỉ đối với pháp nhân thương mại và khi pháp nhân đó thực hiện một trong 33 tội danh.Để tăng cường hiệu quả trong đấu tranh với tội phạm rửa tiền cũng như tương thích với luật pháp quốc tế, nhóm nghiên cứu kiến nghị nghiên cứu khả năng quy định trách nhiệm hình sự của mọi pháp nhân (cả thương mại và phi thương mại), đồng thời mở rộng phạm vi các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM Nguyễn Văn Hậu cũng cho rằng, điều 324 bộ luật Hình sự (quy định về tội rửa tiền) còn có hạn chế, bởi lẽ chủ thể của tội danh này hướng tới là các cá nhân và pháp nhân thương mại, mà bỏ qua pháp nhân phi thương mại.Điều 76 bộ luật Dân sự quy định pháp nhân phi thương mại là tổ chức không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.Pháp nhân phi thương mại gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác...
Kết hợp chăn nuôi bò sữa và du lịch để đột phá kinh tế Mang Yang
Từ hình ảnh camera an ninh ghi lại cho thấy, khi đó, bên trong tiệm bánh tráng có người phụ nữ đang đứng mua hàng, gần đó tại lối ra vào là một người đàn ông. Trước tiệm bánh tráng có một số xe máy đang dựng tại đây. Lúc này, chiếc ô tô đang chạy ngoài đường bất ngờ lao thẳng vào tiệm bánh tráng, tông trúng các xe máy và hất văng người nữ cùng người đàn ông ra xa. Tiếp đó là tiếng la khóc trong hoảng loạn. Một người đàn ông sau đó bước ra khỏi xe ô tô và mọi người la lớn "lùi xe ra".Qua tìm hiểu, sự việc xảy ra vào khoảng 19 giờ 30 ngày 26.1, tại một tiệm bán bánh tráng gần giao lộ đường Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (Q.Tân Bình, TP.HCM).Nguồn tin của Báo Thanh Niên cho hay, vụ việc khiến người đàn ông (em trai chủ tiệm bánh tráng) bị thương phải nhập viện, còn người phụ nữ bị thương nhẹ. Công an Q.Tân Bình ngay sau đó có mặt, xử lý hiện trường ô tô lao vào tiệm bánh tráng. Lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra nồng đồ cồn, chất kích thích đối với tài xế xe ô tô để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Brazil, quốc gia giữ chức chủ tịch BRICS vào năm 2025, cho hay các quốc gia thành viên đã chấp thuận việc Indonesia gia nhập theo sự đồng thuận như một phần của động thái mở rộng được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh năm 2023 của khối này tại thành phố Johannesburg của Nam Phi, theo Reuters.Brazil lưu ý rằng nỗ lực của Indonesia đã được BRICS bật đèn xanh vào năm 2023 nhưng quốc gia Đông Nam Á này đã yêu cầu gia nhập sau cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào năm ngoái. Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nhậm chức vào tháng 10.2024.Chính phủ Brazil nhấn mạnh: "Indonesia chia sẻ với các thành viên khác của nhóm về sự ủng hộ đối với việc cải cách các thể chế quản trị toàn cầu và đóng góp tích cực vào việc tăng cường hợp tác ở Nam Bán cầu".Trước đó, vào tháng 10.2024, Ngoại trưởng Indonesia Sugiono đã nhấn mạnh: "Việc Indonesia gia nhập BRICS thể hiện chính sách đối ngoại chủ động độc lập của nước này. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi gia nhập một khối nào đó, nhưng chúng tôi tích cực tham gia mọi diễn đàn". Ông Sugiono khi đó còn nhấn mạnh BRICS phù hợp với các chương trình chính phủ quan trọng của Tổng thống Prabowo, "đặc biệt là về an ninh lương thực và năng lượng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực". Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cho hay hơn 30 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, dù hiện vẫn chưa rõ ràng về cách thức mở rộng này sẽ diễn ra như thế nào. Các thành viên hiện tại của BRICS bao gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Iran, Nam Phi và UAE.
Thầy giáo 85 tuổi chăm vợ liệt giường cùng 2 con thiểu năng
Tốt nghiệp vào năm 2018, Huy từng làm lập trình viên tại một công ty về công nghệ tại TP.Hà Nội. Được hơn 1 năm, Huy quyết định không tiếp tục làm lập trình viên để tìm kiếm trải nghiệm mới với công việc sáng tạo nội dung.